7 điều cần lưu ý khi đóng tủ bếp để có một nhà bếp đẹp

Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số kinh nghiệm đóng tủ bếp gỗ công nghiệp và 07 điều cần lưu ý khi đóng tủ bếp gỗ công nghiệp giúp bạn đưa ra được quyết định sáng suốt nhất, sở hữu một căn bếp đẹp và đúng sở thích.


Khi lựa chọn chất liệu gỗ công nghiệp để đóng tủ bếp, công đoạn tiếp theo bạn cần lưu ý là lựa chọn vật liệu làm tủ bếp. Vật liệu gỗ công nghiệp được chia làm 2 phần chính: Cốt gỗ là phần lõi bên trong và phần phủ bề mặt bên ngoài.Vật liệu làm tủ bếp

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay gồm: MFC, MDF, HDF, Plywood, WPB… với sự khác nhau về khả năng chịu lực, độ cứng và độ chống nước của vật liệu. Đúng như tục ngữ ông bà ngày xưa thường nói – “TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN” – cốt gỗ bên trong sẽ đóng vai trò quan trọng hơn phần phủ bên ngoài khi xét về khía cạnh độ bền và chống ẩm của tủ bếp.

Vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp gồm có 5 loại: Melamine, laminate và acrylic, veneer và sơn 2k liên quan đến thẩm mỹ của tủ bếp.

Kích thước tủ bếp

Tuỳ thuộc vào chiều cao của trần nhà, nhu cầu và thói quen mà bạn sẽ lựa chọn cao tủ bếp phù hợp. Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn thường rơi vào khoảng 2.2-2.4 m. Đây là chiều cao thông dụng và thường thấy trong tất cả các Tủ bếp hiện nay.

Một tủ bếp tiêu chuẩn thường có kích thước là:

Tủ bếp dưới tiêu chuẩn là: 81cm (cao) x 60 cm (rộng)

Tủ bếp trên tiêu chuẩn là: 70 cm (cao) x 36 cm (rộng)

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và dưới là: 70 cm

Chiều cao tiêu chuẩn của toàn bộ tủ bếp là: 2.2-2.4 m

Lưu ý là kích thước tủ bếp dưới chiếm vai trò quan trọng nhất khi thiết kế tủ bếp. Chiều cao tủ bếp dưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao mặt bàn là không gian thao tác chính khi làm bếp.

Bố trí tủ bếp hợp lý

Việc bố trí không gian phòng bếp là rất quan trọng. Nếu nhà bếp không được lên kế hoạch, sắp xếp hợp lý, bạn có thể sẽ rất mất thời gian và công sức trong việc nấu nướng. Bạn nên kết hợp dựa trên thói quen sử dụng nhà bếp, kiểu dáng tủ bếp (Tủ bếp chữ I, tủ bếp chữ U, tủ bếp chữ L và đảo bếp) và vận dụng nguyên tắc TAM GIÁC BẾP trong bố trí các khu vực trong nhà bếp tận dụng tối đa không gian và công năng nhà bếp.


Ngân sách quyết định đến công tác lựa chọn vật liệu đóng tủ bếp. Tùy vào ngân sách và chi phí mà bạn có thể lựa chọn cốt gỗ và vật liệu phủ bề mặt tủ bếp. Ví dụ gỗ MFC sẽ có giá thành rẻ hơn MDF, cánh tủ acrylic sẽ mắc hơn melamine rất nhiều lần.Ngân sách đầu tư

Mặc dù về cơ bản trông có vẻ giống nhau, nhưng sự chênh lệch về chi phí giữa cốt gỗ và bề mặt phủ tủ bếp là rất lớn giữa các loại vật liệu.

Lưu ý rằng bạn nên dự phòng khoảng 10% ngân sách để dự trù cho một số phát sinh ngoài ý muốn khi đóng tủ bếp.

Tham khảo thêm Giá tủ bếp để lựa chọn, dự trù kinh phí cho mẫu tủ bếp bạn yêu thích.

Bên cạnh đóng tủ bếp thì chi phí cho các loại thiết bị, phụ kiện tủ bếp cũng là điều mà bạn nên lưu tâm. Hãy cân nhắc kĩ lưỡng các loại thiết bị/ phụ kiện cần thiết và phù hợp nhất với ngân sách của mình.

Màu sắc và kiểu dáng

Kiểu dáng đóng vai trò quan trọng – góp phần tạo nên không gian bếp phù hợp, thoải mái và tiện dụng. Hiện nay, có 4 dạng tủ bếp phổ biến là: bếp chữ I, bếp chữ U, bếp chữ L và đảo bếp. Tùy vào không gian bếp, nhu cầu sử dụng và sở thích mà bạn sẽ lựa chọn kiểu dáng phù hợp.

Màu sắc cũng là một yếu tố bạn cần lưu ý khi đóng tủ bếp. Bạn có thể tùy ý lựa chọn màu tủ bếp theo nhu cầu, sở thích và phong thủy hợp mệnh để góp phần tăng tài lộc, hanh thông mọi việc.

Lựa chọn đơn vị thi công tủ bếp uy tín

Khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành bại trong việc đóng tủ bếp của nhà bạn chính là lựa chọn đơn vị thi công tủ bếp. Vì vậy, bạn cần tham khảo và cân nhắc kĩ lưỡng lựa chọn đơn vị thi công uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 8838 8838